Hiện, vụ việc vẫn đang trong quá trình xác minh làm rõ. Sở đang yêu cầu Phòng GD-ĐT huyện Đại Từ và nhà trường báo cáo vụ việc, trước khi báo cáo sự việc lên Bộ GD-ĐT cũng như tỉnh Thái Nguyên.
Theo như phản ánh, sự việc xảy ra đối với cháu Hoàng Nguyễn B.Y., 5 tuổi, theo học tại Trường Mầm non Vạn Thọ (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên).
Được biết cô giáo bị tố cũng chính là cô ruột của cháu.
![]() |
Đơn thuốc của bé Y. |
Còn theo Báo Pháp luật TP.HCM, Chị N.B.N. (27 tuổi), mẹ bé Y, cho biết vào chiều ngày 6.3, sau khi cháu Y. đi học về, trong lúc tắm cho cháu thì phát hiện đáy quần bé Y. dính nhiều chất nhầy màu trắng, vàng. Chị N. gặng hỏi thì bé Y. nói bị cô giáo bôi vào.
“Hôm đầu tiên cháu rất đau, đêm ngủ thi thoảng còn giật mình hoảng hốt. Tôi đưa con đi khám thì Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên kết luận cháu bị viêm âm đạo do tạp khuẩn và kê thuốc về. Cháu phải tiêm truyền, uống kháng sinh gần 10 ngày. Tuy vậy hiện cháu mới chỉ đỡ chứ chưa khỏi hẳn", chị N. cho biết.
Cũng theo chị N, sau khi phát hiện sự việc chị đã báo với Ban giám hiệu nhà trường cũng như cơ quan công an. Hiện Công an huyện Đại Từ đã đưa cháu Y. đi kiểm tra, lấy mẫu chất dịch nhầy xét nghiệm.
"Gia đình chị đã lên gặp hiệu trưởng nhà trường và bốn lần yêu cầu hiệu trưởng nhà trường gọi cô M. (dạy lớp cháu Y.) xuống nói chuyện rõ ràng. Tuy nhiên cô M. không xuất hiện, cũng không có ý kiến gì với gia đình", chị N. cho biết.
Thanh Hùng
Cô giáo chủ nhiệm lớp Bùi Thị Trang đã phạt học sinh ăn 20 túi thạch dừa đông lạnh trong khu nhà vệ sinh tại tiết sinh hoạt lớp.
" alt=""/>Xác minh thông tin cô giáo mầm non nhét chất bẩn vào vùng kín bé gái 5 tuổiCô Ngọc Anh thực hiện hoạt động này với mong muốn khơi lại “văn hoá chăm sóc lẫn nhau trong gia đình" để nâng cao sức khỏe của các thành viên trong gia đình và tạo sự kết nối bền chặt trong gia đình. Vì vậy, mỗi tối cả nhà có thể chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho nhau thay vì tương tác với mạng xã hội...
"Nhiều phụ huynh hay nói không có thời gian cho con, nhưng khi có lại không biết cách kết nối với các con như thế nào. Buổi tối ở cùng con nhưng chủ yếu lại xem điện thoại… Vì vậy, tôi hướng dẫn học sinh các hoạt động này trước rồi cho các em thực hành trong buổi họp phụ huynh" - cô Ngọc Anh, giáo viên chủ nhiệm lớp chia sẻ.
Cô Ngọc Anh cho biết, cô sẽ còn đến tận những gia đình học sinh có ông bà lớn tuổi, và cả những gia đình nào phụ huynh mong muốn, để hướng dẫn học trò của mình cách vỗ, đập, ấn... cho ông bà, bố mẹ.
"Các em cam kết dành ra 20 phút mỗi ngày để làm điều này. Bố mẹ cũng có thể làm cho con cái. Theo tôi, đây là một cách tốt để tăng sự tương tác lẫn nhau, giảm thời gian mọi người cầm ipad, điện thoại. Gia đình của các em sẽ gắn kết hơn"...
Đây không phải là lần đầu tiên cô Ngọc Anh có những hoạt động "lạ" như thế này. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm học, cô đã đề nghị phụ huynh ghi ra giấy từ 3-5 phẩm chất mà họ muốn con mình đạt được vào năm 18 tuổi.
![]() |
Buổi họp phụ huynh đầu năm của học trò lớp 3A5 Trường Tiểu học Kim Đồng (Ba Đình, Hà Nội) |
"Phụ huynh thường mong con biết yêu thương, hạnh phúc và thành công. Nhưng qua trao đổi mới thấy nhiều phụ huynh có sự "vênh" giữa mong muốn và hành động. Ví dụ như họ muốn con vững vàng nhưng lại toàn làm thay mọi việc vì nhanh hơn, an toàn hơn".
Cô giáo và phụ huynh sau đó đã thảo luận những phương pháp nuôi dạy các con như yêu thương, tôn trọng sự khác biệt, không áp đặt, không quá kỳ vọng, cho phép con được sai...
Cô Ngọc Anh cũng từng biến một buổi họp phụ huynh thành buổi “tiệc trà” khiến nhiều học sinh và phụ huynh bất ngờ.
"Tôi nói với học sinh “Ừ thì nhân việc “họp”, cô trò mình cùng biến thành “tiệc” cho vui. Cô muốn giúp các con thể hiện lòng biết ơn tới cha mẹ... Vậy là chúng hào hứng phân công nhau đứa rửa lá, đứa xếp bánh, đứa bày quýt, chuối, đứa rót trà... cười nói rộn ràng, xốn xang y như nhà có cỗ”.
![]() |
Cô Ngọc Anh dạy Yoga cho học sinh Hàn Quốc trong chuyến công tác tại Trường Tiểu học Deoksang năm 2017. Ảnh: NVCC |
'Hóa phép' các hoạt động quen thuộc
Không chỉ vậy, cô Ngọc Anh còn có thể “hóa phép” những hoạt động dường như đã quá quen thuộc trở nên mới mẻ hơn.
![]() |
Cô Ngọc Anh hướng dẫn học trò chơi các trò chơi dân gian trong dịp Trung thu vừa qua |
Chẳng hạn như dịp trung thu, thay vì huy động Ban phụ huynh bày biện rồi "chia phần" cho học sinh, chủ trương của cô là: "Có gì ăn nấy, có gì trang trí đấy, biết gì chơi đấy...".
Hôm đó, lớp của cô chẳng tốn nhiều tiền, cũng chẳng chuẩn bị nhiều... mà vẫn rộn ràng.
“Niềm vui thật giản đơn, đâu cần thiết bị hiện đại, đâu cần “chanh sả”, vì chúng ta may mắn có kho tàng văn hoá truyền thống của cha ông để lại.
Trong đó, trò chơi dân gian là chất liệu tuyệt vời để khơi dạy cho trẻ con vẻ đẹp ngôn ngữ thuần Việt, tình yêu quê hương, xóm làng, tinh thần lạc quan, yêu đời... Hay chúng ta cho học sinh rèn luyện tư duy, khả năng vận động thô, tinh như trong Ô ăn quan, chơi chuyền..., sự khéo léo, sức bền qua Trồng nụ trồng hoa, mèo đuổi chuột. Các em cũng có thể rèn tinh thần đồng đội, sự phối hợp linh hoạt, nhịp nhàng qua trò rồng rắn lên mây..." - cô giáo tâm huyết bày tỏ.
![]() |
Dạ tiệc Pijama của học sinh lớp 3A1, Trường Tiểu học Kim Đồng. Ảnh: NVCC |
Nhưng có lẽ lạ lẫm hơn cả là mới đây, cô Ngọc Anh đã biến lễ Noel vừa qua thành sự kiện "Pijama party”.
Lúc đầu, cô đã có kế hoạch tổ chức cho học sinh “Hội chợ Noel” như những năm trước.
Nhưng rồi, một chiều, hình ảnh cô bé bán diêm nhìn qua khe cửa của một gia đình mà bà mẹ đang chuẩn bị món ăn cho tối sum vầy chợt loé lên trong cô.
"Vì nỗi khát khao có một Noel ấm áp thực sự mà giản dị của cô bé bán diêm chạm tới nỗi khát khao của tôi ngày nào: tôi cũng đã rất thèm thuồng cảm giác được sống trong khói bếp nghi ngút mùi thức ăn mẹ nấu mỗi khi chiều về, cũng từng nhiều lần nhìn vào bếp nhà hàng xóm mà nước mắt ướt mi...
Vậy mà tôi đã nhanh chóng quên đi ước ao giản dị ngày nào của mình để rồi bao năm, cứ đến dịp này, dịp nọ lại lao vào hội hè, tiệc tùng linh đình, cho con ăn thỏa thích những đồ ăn nhanh...".
Nghĩ vậy nên cô đã đổi kế hoạch Noel theo một kịch bản ít tính “kịch” nhất...
"Học sinh mắt chữ O, miệng chữ O khi nghe tôi nói “Noel này, chúng mình sẽ mặc pijama đi học”. Những hoạt động chuẩn bị trước đó là như nhảy múa, diêm dúa tưng bừng cho hội chợ tạm dời sang giờ sinh hoạt sau.
![]() |
Ảnh: NVCC |
Hầu như không chuẩn bị gì, tôi dặn trẻ con là con có bất cứ chuyện gì, trò gì... muốn góp vui cho lớp thì hôm đó mạnh dạn lên thể hiện, có thể chia sẻ những câu chuyện, nhân vật trong truyện hay bất cứ điều gì con muốn. Vậy thôi!".
Trước khi bắt đầu bữa tiệc, cả lớp ngồi vòng tròn, trong ánh nến ấm áp, lung linh huyền ảo và còn thoang thoảng mùi tinh dầu tự nhiên, cô hỏi chúng có biết vì sao cô lại chọn bộ pijama thay vì bộ đồ lộng lẫy đi dự Noel năm nay không?
Các em đã nói thế này: vì cô muốn tạo không khí của một gia đình lớn vì chỉ có những người thân trong gia đình mới mặc pijama ở bên nhau, vì cô muốn tạo không khí gần gũi cho chúng con như anh chị em trong một nhà...
"Những câu trả lời quá tuyệt vời, vượt mong đợi của tôi. Trong không gian đó, tôi hỏi chúng ước gì trong đêm Noel, chúng nhớ nhất điều gì ba mẹ làm cho mình trước giờ đi ngủ...?".
Những ước ao của đám trẻ con, cô Ngọc Anh nói "Nghe vừa ấm lòng, vừa chạnh lòng". Bởi, đám trẻ nói ước được mẹ xoa lưng như ngày nào, được thơm má và chúc ngủ ngon mỗi tối, ước được mẹ lắng nghe tâm sự, được mẹ đọc truyện cho nghe, ước mẹ dừng ôm điện thoại lướt Facebook mỗi tối, ước không bị mẹ chửi mắng trước khi đi ngủ...
Phương Chi
Đề bài mà cô giáo Trần Thị Dung ra cho học sinh là: Cho cơm vào 2 cái lọ đặt xa nhau. Một lọ thường xuyên trút giận dữ hằn học. Một lọ nói lời yêu thương và chia sẻ niềm vui.
" alt=""/>Cô giáo lắm chiêu của học trò lớp 3 ở Hà NộiTrường cũng đồng thời họp các bên liên quan để làm rõ thông tin về phản ánh của sinh viên. "Tinh thần của Đại học Bách khoa Hà Nội là trực tiếp, trách nhiệm, công khai và xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân liên quan, đảm bảo quyền lợi của người học", Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay.
Ban lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội giao đơn vị phụ trách Công tác sinh viên tăng cường tìm hiểu, nắm rõ tâm tư, nguyện vọng của sinh viên; giải quyết kịp thời các thắc mắc, đề nghị về ăn uống của các em; chỉ đạo kiểm tra, giám sát số lượng và chất lượng thực phẩm sử dụng hằng ngày theo tiêu chuẩn quy định và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo trang thông tin của Đại học Bách khoa Hà Nội, từ năm 2022, nhà trường đã tự chủ đào tạo môn học Giáo dục quốc phòng an ninh. Khoa Giáo dục quốc phòng an ninh là đơn vị chuyên môn cấp 2 thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội.
Trong một tháng liên tục học Giáo dục quốc phòng an ninh (165 tiết), sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội ăn ở tập trung, thực hiện công tác quản lý, duy trì kỷ luật và chấp hành nền nếp chế độ theo mô hình đơn vị quân đội; mỗi năm chia thành 9 đợt chính và 1 đợt bổ sung (đợt hè); số lượng từ 850-950 sinh viên/1 đợt.
“Khu nhà ăn phục vụ gồm 750 chỗ ngồi đạt tiêu chuẩn, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm để sinh viên ăn ở và học tập chung như một chiến sĩ”, trang thông tin của trường ghi.